Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Một số kinh nghiệm làm Writing Task 1 - Report

Reference link: 
http://www.forumforpages.com/facebook/h%E1%BB%99i-c%C3%A1c-s%C4%A9-t%E1%BB%AD-luy%E1%BB%87n-thi-ielts/m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-kinh-nghi%E1%BB%87m-l%C3%A0m-writing-task-1-report/2571288035/0

A very helpful tip for Writing report! 

Tin Nguyen 15 months ago Chào các bạn, Lúc sáng tham gia IELTS Camp (mình thuộc đội đỏ :">), mình có hứa với vài bạn trong team là sẽ post lên một số kinh nghiệm làm bài writing. Do không biết post ở đâu để chia sẻ cho các bạn đang luyện thi IELTS nên mình mạo muội post vào đây. Các bạn thấy thắc mắc hay có chỗ nào sửa chữa thì cùng góp ý để giúp nhau cần tiến bộ nhé (vì mình cũng thuộc dạng hs lười nên trí nhớ nó cũng ba phải lắm :">). ;-) Thời gian hạn hẹp nên hôm nay mình chỉ xin nói sơ qua về Task 1 Writing Test trong IELTS. Các phần cụ thể trong report cũng như essay sẽ nói thêm sau này nếu có thời gian. Phần đông các bạn mới bắt đầu luyện thi IELTS thì nhìn Writing Test với con mắt rất là ghê gớm :-D, theo mình thì cái này cũng hiển nhiên vì ta thường hay cảm giác sợ sệt hay phức tạp hoá một sự việc nếu không nắm rõ hoặc ít nhất có một chút khái quát về nó. Qua buổi Camp hôm nay mình có nói chuyện với một vài bạn thì có nhận được một vài ý kiến về cách viết bài cũng như sự so sánh giữa IELTS và TOEFL iBT. Về chuyện giống khác nhau thì mình không có ý kiến vì mình chưa tham gia thi TOELF iBT lần nào nhưng chỉ đề cập đến độ dễ khó giữa report và essay. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có cái nhìn đơn giản hơn về Writing, đặc biệt là Task 1. Những kinh nghiệm tóm tắt sau đây mình học được là từ thầy Mike Duvall, nguyên là giảng viên về Văn học và Lịch sử tại ĐH Wisconsin và hiện đang dạy các lớp IELTS level 1, 2 & 3 tại KTDC Group (xem thêm tại http://www.ktdcgroup.com/). Nếu có điều kiện và muốn improve writing skills các bạn có thể đến trung tâm tìm hiểu và theo học lớp của thầy Mike hoặc thầy Ken. Cá nhân mình nhận thấy phương pháp dạy của thầy rất khoa học và bài bản, đặc biệt trong writing, giá cả ổn. Đi vào phần chính, như chúng ta được biết. Task 1 trong Writing Test (Acedemic Module) là 20 phút, thường candidate sẽ nhận được đề bài chứa mô tả về chart (bar, line, pie, etc.), table hay các dạng dữ liệu kết hợp lộn xộn của những thứ vừa nêu và "phải đọc hiểu bằng mắt thường". Nhiệm vụ của các thí sinh là đọc vào các figure này và viết thành một bài report (min 150 từ) sao cho khi ĐỌC BÀI ĐÓ THÀNH TIẾNG THÌ NGƯỜI MÙ CŨNG CÓ THỂ TIẾP NHẬN VÀ HIỂU THÔNG TIN mà bài các figure muốn diễn giải. Writing cũng như toán học vậy, có công thức logic của nó, tất cả những gì bạn cần làm là theo đúng một trình tự sắp xếp của công thức sao cho ý tưởng của mình được đưa ra giấy cách hiệu quả nhất. Một bài Report gồm 3 phần chính: Introduction, Body paragraph 1, và Body paragraph 2. Mình lấy ví dụ trong bài viết này là bar chart về UK Economy: http://www.usingenglish.com/forum/editing-writing-topics/143633-ielts-contribution-selected-sectors-uk-economy-20th-century.html. 1. Introduction: Mở bài của Report LUÔN CÓ 2 PHẦN: Summary và Main point. Trong đó: a. Summary: chính là topic đã được paraphrased lại, paraphrase một từ hay một cụm từ nào đó là cùng với một nghĩa nhưng ta dùng từ hoặc cụm từ khác để diễn tả nó (vd từ understand có thể thay bằng comprehend chẳng hạn). Việc paraphrase sẽ giúp bạn show off language ability của bản thân rất nhiều vì cũng như tiếng Việt, để diễn tả một vấn đề có nhiều cách khác nhau và nhiều từ khác nhau. Và mở bài thì không gì hợp lý hơn đặt một summary vào câu đầu tiên, và cũng không gì thích hợp hơn chính là topic vi xét về bản chất nó đã summary sẵn cho bạn cả rồi. Việc cần làm bây giờ là bạn biến đổi nó theo cách nói của bạn để chứng tỏ rằng BẠN HIỂU. Ghi nhớ: nếu bạn không paraphrase topic thì bạn sẽ bị xem như đã copy và những từ bạn dùng trong summary trùng với topic sẽ không được tính vào word count. Với đề bài UK Economy chúng ta có thể paraphrase nhiều cách khác nhau. Lấy ví dụ nguyên văn topic là: "The graph below shows the contribution of three sectors - agriculture, manufacturing, and business and financial services - to the UK economy in the twentieth century". Chúng ta có thể thay graph = diagram/figure/chart, shows = indicate/reveal/depict/illustrate, contribution of three sectors = how much three sectors contributed, in the twentieth century = during a one hundred year period from 1900 to 2000, the UK economy = the economy of the UK. Như vậy, paraphrased topic hoàn chỉnh của chúng ta đơn giản chỉ là: "The diagram indicates information about how much agriculture, manufacturing and business and finacial services contributed to the economy of the UK during a one hundred year period from 1900 to 2000". b. Main point: đây, cái tên này đây, làm nhiều người đau đầu vì khó dễ để nhìn ra main point là tuỳ vào cách nhìn nhận của mỗi người. Nghĩ càng đơn giản thì thấy main point rất dễ dàng, ngược lại bạn càng nghĩ phức tạp thì sẽ thấy mọi thứ rất là mông lung, đến mức chắng biết đâu là main point mà lần. Thường thì khi mới bắt đầu, chúng thường nhìn main point với sự sợ hãi rõ rệt và nghĩ rằng nó phải là cái gì ghê gớm lắm. Và thường hơn nữa là chúng ta hay vẽ ra nguyên nhân tại sao hay tự làm một cái kết luận cho figure vừa thấy. Điển hình như với cái chart trong topic UK Economy, lần đầu tiên gặp nó mình ngồi cả 10p tìm main point rồi cuối cùng kết luận là... các nước phát triển thường nông nghiệp đóng vai trò thứ yếu :-D (ôi hãi chưa 8-}). Khi nhìn vào một biểu đồ như vậy, việc bạn cần làm là xác định xem các nhân tố trong đồ thị có thay đổi gì không nếu có cột mốc về thời gian, định hướng của nó (trend) như thế nào, đi lên (upward) hay đi xuống (downward). Nếu không có cột mốc về thời gian thì đơn giản chỉ là sự so sánh thị phần đóng góp của các nhân tố trong đồ thị tại một thời điểm nào đó hoặc một hệ nguyên nhân - kết quả của một flow nào đó. Hoặc cho dù có là gì khác đi nữa (ví dụ process) thì bạn hãy suy nghĩ thật đơn giản, vì các bài report chỉ nằm ở mức độ rất phổ thông. Hầu như các sinh viên khi vào môi trường đại học đều có thể hiểu và diễn đạt được một cách rành mạch rõ ràng, đặc biệt là sv quốc tế. Để có thể lấy main point của một bài thì bạn có thể tập theo cách sau: lên hỏi Google chừng vài chục đề IELTS task 1 hoặc dùng Materials của Hội, đọc đề và tập tìm main point sau đó đối chiếu với model text xem mình có làm đúng ý hay không. Nhưng chỉ xem main point rồi thôi nhé, đừng đọc vào detail đấy :">. Mình không rõ trong các sách có chỉ cách lấy main point hay không nhưng mình nghĩ các bạn có thể tham khảo quyển sách Focus On IELTS của Sue O'Conell để tìm hiểu thêm. Với topic UK Economy như trên thì ta có thể thấy agriculture và manufacturing giảm mạnh trong vòng 100 năm trong khi đó business and finacial lại tăng. Một cách rất rõ ràng biểu đồ show ra 2 trends chính, và bạn thấy gì thì ghi vào đó thôi. Thường bắt đầu với những từ hay cụm từ như "In general", "Overally", "Generally", "On the whole", ... main point có thể diễn đạt với với nhiều cách khác nhau, nhưng càng đơn giản càng tốt: "In general, agriculture and manufacturing experienced a sharp decline whereas business and finacial services rose considerably thourgout the period". Lưu ý: có thể khi đọc một figure hay graph nào đó bạn có thể thấy nhiều trend/pattern khác nhau, bạn hãy nghe theo lý trí của mình và chọn cái nào bạn cho là chính yếu nhất để làm main point. Một bài task 1 có thể có nhiều đáp án khác nhau về main point khác nhau được chấp nhận nên bạn cứ tận dụng thời gian của mình mà không nên chần chừ. Xong phần introduction rồi thì mình nghĩ đã đủ cơ sở để giải đáp thắc mắc của một số bạn: tại sao không phải 4 paragraph mà lại chỉ 3? Thực chất, một bài report không cần phải có conclusion, vì yêu cầu của IELTS là report nên bạn chỉ cần trình bày những gì bạn hiểu chứ không cần phải có kết luận nào của bản thân mang tính cá nhân. Và nếu nói report không có personal opinion thì main point được tách khỏi Introduction và đưa xuống làm conclusion là nghe có vẻ hợp tai nhất. Mình thấy rất nhiều bài writing, thậm chí là model text trình bày theo cách này. Mở bài chỉ có summary và kết bài chính là main point. Nhưng cách hiểu của Thầy nói với mình đại khái như sau: một người đi từ Hà Nội vào Sài gòn gặp bạn, sau khi đã đi đã đời tới nơi bạn mới đưa cho họ cái bản đồ và bảo đây là SG. Dĩ nhiên họ cảm ơn bạn nhưng họ đã biết hết rồi, nó không còn ý nghĩa lắm vì họ không cần nó nữa. Thay vào đó trước khi họ đi bạn cung cấp cho họ một bản đồ tổng quan để họ có thể hình dung được mình sẽ đi tới những đâu trên đoạn đường từ HN vào SG, nó khiến họ tiết kiệm thời gian và lộ trình sẽ trơn tru hơn. Vị trí đặt main point cũng vậy, bạn có thể đặt chỗ nào bạn muốn, nhưng hợp lý và logic hơn cả là bạn cung cấp cho người đọc tưởng tượng khái quát về những gì bạn sắp viết thì tốt hơn là để họ đọc các body paragraph và tự nhận ra (khi đó main point trở nên thừa thãi). Thế cho nên mình vẫn giữ quan điểm 1 bài report chỉ cần 3 paragraph và main point thì luôn đứng sau summary trong Introduction. 2. Body paragraphs: Có main point rồi thì bạn sẽ dễ dàng viết detail lắm, vì bạn đã hình dung ra được mình sẽ viết gì rồi. Hãy nhìn vào main point và bắt đầu viết chi tiết mô tả về trend/pattern đầu tiên mà bạn thấy. Ví dụ với topic UK Economy bạn có thể diễn tả sự đi xuống trong đóng góp vào nền kinh tế của agriculture và manufacturing đại khái đơn giản như sau: Tại thời điểm 1900 số 1 là agriculture với bao nhiêu % đó. Tuy nhiên dù có tăng một chút >50% vào năm 1950 nhưng nó rớt thảm hại xuống 0% vào năm 2000. Tương tự manufacturing rớt đều đều, đặc biệt từ hơn 30% năm 1975 xuống chỉ còn dưới 20% trong năm 2000. Hãy tận dụng các kỹ năng miêu tả mà bạn có, bạn có thể lên google search language of changes/time period, describing trends, change and consequences, ... hay các kỹ năng mô tả report về task 1 để làm phong phú thêm khả năng của bản thân. Mình thấy các bộ sách của Sue O'Conell là đủ để bạn lấy điểm cao trong phần này. Đặc biệt hãy tìm hiểu các transition expression hay signaling words, những thứ sẽ giúp cho các câu văn trong paragraph của bạn được liền mạch với nhau hơn thay vì bản chất khô khốc hơi mang tính liệt kê của report. Mình ví dụ các transition expression sau đây trước mỗi câu trong P1: Looking at the graph, Specifically, In a similar way, .... "Looking at the graph, it can be clearly seen that there was a similar downward trend in the contribution of two sectors: agriculture and manufacturing. Specifically, although agriculture grew steadily reaching the peak of just over 50% in 1950, it plunged to nearly 0% in 2000. In a similar way, there was a gradual fall in manufacturing's contribution over the first seventy-five years, followed by a significant decrease from more than 30% in 1975 to just under 20% in 2000." --> Câu đầu tiên chính là topic sentence đã được mention trong main point, tiếp theo chúng ta chỉ cần thêm vào các support sentence cùng các evidence/example và dùng các transition expression để diễn giải ý nghĩ của mình. Xong P1 thì tới P2, nếu P2 có trend cần mô tả trái ngược với P1 thì bạn có thể bắt đầu với các transition expression (TE): On the other hand, By contrast, On the contrary, ... . Ngược lại nếu nó dùng để bổ sung thì bạn có thể dùng các TE: Moreover, Furthermore, In addition, ... và cách làm cũng không khác gì P1, đơn giản và ngắn gọn. "By contrast, the contribution of business and financial services increased remarkably by about seven times during the century. To be exact, it almost doubled between 1900 and 1950, then kept climbling rapidly reaching around 35% in 2000." P2 chỉ đơn giản vậy thôi. Và bài viết thế là xong. MÔT SỐ LƯU Ý KHÁC: - Again, đơn giản và ngắn gọn, bạn thấy gì thì ghi ra như vậy, đừng phức tạp hoá vấn đề vì nó chỉ lợp bất cập hại. Vì thời gian để làm bài rất là hạn chế nên tôn chỉ của Writing test là sự đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng và rành mạch. Examiner không quan tâm đến gì khác ngoài khả năng hiểu và diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ của candidate. Thế nên khởi đầu bạn cũng đừng quan tâm quá đến những mẫu câu văn hoa, hay các từ mang tính chất acedemic. Trong một bài report bạn chỉ cần vài ba chỗ sử dụng để làm điểm nhấn cá nhân thế là đã điểm cao rồi. Đừng dùng nhiều quá có thể dẫn đến phản tác dụng như complex sentences --> multiple meaning hay complex grammar --> grammar mistakes, chưa kể big words mà dùng không đúng chỗ sẽ sinh ra big troubles. =)) - Giới hạn tối thiểu của report là 150 từ, không tính những từ copy từ topic trong Introduction và lặp lại quá nhiều lần. Dù không nêu giới hạn tối đa nhưng mình recommend con số đó là 200 đổ lại. Vì sao? Bạn chỉ có 20p cho cả việc đọc hiểu và làm bài, thế cho nên hãy chú ý tới từng phút trôi qua khi làm bài. Vì task 1 rất đơn giản nên nếu bạn ghi càng dài bạn càng có nhiều nguy cơ: thứ nhất là trễ giờ, thứ 2 là lan man. Theo mình thấy các model text đạt điểm cao thường nằm trong giới hạn 170 - 180 từ. Nhìn bài mình ghi ra phía trên thấy có vẻ ít nhưng cũng đã 172 từ rồi. Người VN mình hay sợ ko viết đủ 150 từ nhưng thực tế chúng ta hay viết dài hơn vậy, nhất là với những bạn mới bắt đầu hay vẽ rồng rắn. Hãy tập bằng cách đặt ra giới hạn từ cho mình, nếu bạn viết dài hơn con số đó, hãy tìm cách tối giản hoá bài viết của mình. Nếu cảm thấy làm hoài mà ko được thì cách diễn đạt của bạn có vấn đề, hãy quăng đó và đi chơi hay làm chuyện khác, vài tiếng hoặc 1 ngày sau nhìn lại bạn sẽ thấy rất nhiều lỗi trong bài mình viết. Hoặc có thể đưa bạn bè hay post lên Hội để mọi người vào sửa và góp ý cho bạn, sau đó về viết lại. Thực hiện nghiêm túc điều này cùng áp lực 20p thời gian sẽ khiến bạn tiến bộ rất nhiều, hoàn toàn không vô ích. - Describe: đặc biệt không dùng từ này trong report, vì describe là để "mô tả" cái gì đó, mà bản thân các graph/figure tự nó không có khả năng mô tả cái chi cả, chỉ có con người mới làm được nên đừng bao giờ dùng từ này khi làm bài nhé. ;-) - Các danh từ riêng: hãy tôn trọng các danh từ riêng và nếu nó viết hoa, hãy viết hoa. Mình lấy ví dụ trong topic UK Economy, những cụm như Agriculture, Manufacturing, và Business and Finacial Services là danh từ riêng và thể hiện bằng cách chia động từ số ít. Hãy cẩn thận và tránh nhầm lẫn trong trường hợp này vì bạn sẽ bị trừ điểm khi làm bài. - Đối với từng loại report khác nhau sẽ có cách dùng từ và thể hiện khác nhau, nhưng structure organization: Introductory, P1, P2 cũng như cách đặt main point là như nhau. - Report không chứa personal opinion bao giờ, thế cho nên đừng bao giờ đặt những câu mang tính cảm quan cá nhân vào bài viết (vd: it seems to have more rainy days than ...). :-) Hi vọng bài viết mang lại cho các bạn cái nhìn tổng quan để mạnh dạn tiến sâu tiến xa hơn trong các bài Writing. Quan trọng nhất vẫn là thực hành, 1 tuần bạn có thể chỉ cần bỏ ra 3 buổi để thực hành task 1, mỗi buổi 1 tiếng thôi. Nhưng hãy nhớ là đầy đủ và thường xuyên, bên cạnh đó hãy siêng đọc tiếng Anh mà điển hình là các bài Reading Test (những bài bạn đã làm qua rồi, hãy xem lại ở mức độ detail chứ không còn là skimming hay scanning nữa). Cùng một cấu trúc, các bài reading cũng được tổ chức hệt như vậy, việc đọc nhiều không những cung cấp cho bạn khả năng luyện vốn từ mà còn hỗ trợ rất nhiều cho kỹ năng viết. Nếu đọc mấy bài reading test thấy chán quá thì bạn có thể tìm các model text để xem và cũng được, sẽ học hỏi được rất nhiều những mẩu câu hay hay những từ mới đồng nghĩa để luyện paraphrasing. Nhưng nhớ là những bài bạn đã làm qua rồi nhé. :D Cuối cùng, một lần nữa, xin gửi lời cảm ơn chân thành (cũng như ngầm xin phép :P) đến thầy Mike Duvall và KTDC Group đã cung cấp khoá học rất hay cũng như các tài liệu rất bổ ích để mình có được sự tiến bộ rõ rệt (và không còn sợ Writing Test nữa) như hôm nay để có thể tự tin mạnh dạn chia sẻ cho các bạn ở đây.
Some employers reward members of staff for their exceptional contribution to the company by giving them extra money. This practice (thói quen, thông lệ) can act as an incentive(sự khuyến khích) for some but may also have a negative impact on others. To what extent is this style of management effective? Are there better ways of encouraging employees to work hard? You should use your own ideas, knowledge and experience and support your arguments with examples and relevant evidence

 With the expectation of the consistently high productivity, employers need to find some effective ways to motivate their staff and properly reward the excellent performance and hard work. I really concur with financial incentive, however, I think there are also other effective way of recognizing employees' contributions. Money is considered the main target of most workers, therefore, financial support for ones who work genuinely much harder than orders is notably rational. In on hand, offering extra money can bring benefit to them, and in other hand, I'm sure that the employers who use this style of management do hope for the creation of big motivation to the rest. However, this can have a negative effect in some cases. For example, it might unintentionally raise the jealousy among the staffs or even frustrate others as they think they can do as well as the rewarded colleagues if the opportunity arises. Apart from the economic strategies of reward, the management can consider to other various ways of encouragement. For instance, they can offer a promotion to the capable employees. As well as that, they should demonstrate their sincere appreciation to the top performers. These ways can indeed create great motivation as well. To sum up, beside the tradition incentive of cash bonus, employers should offer more extra motivational tools to not only encourage their employees but also gain consistent contribution.